13 tháng 5, 2009

9 điều cần thực hiện sau khi cài đặt Ubuntu 9.04

1. Kích hoạt thư mục lưu trữ

Mỗi lần bạn thực hiện hành động cài đặt mới cho Ubuntu, thứ đầu tiên mà bạn cần thực hiện là kích hoạt các thư mục lưu trữ, những thư mục lưu trữ này mở ra các lựa chọn ứng dụng mới và cho phép bạn cài đặt phần mềm của các hãng thứ ba một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Vào System -> Administration -> Synaptic Package Manager.

Kích Settings -> Repositories.

Tích vào tất cả các hộp kiểm bên trong.



Vào tab Third-Party Software. Tích vào tất cả các hộp kiểm bên trong.

Đóng cửa sổ và nhấn nút Reload ở phía góc phía trên bên trái để cập nhật thư mục lưu trữ.

2. Điều chỉnh menu GRUB

Menu GRUB là một màn hình màu đen xuất hiện khi bạn khởi động máy tính. Bạn có thể thay đổi một cách dễ dàng thiết lập chẳng hạn như liệu nó sẽ được ẩn hay bao nhiêu giây trước khi nó khởi động. Một trong những ứng dụng hữu dụng cho phép bạn thay đổi menu của GRUB dễ dàng là Startup Manager.

sudo apt-get install startupmanager

Trước khi thay đổi menu GRUB của bạn, cách tốt nhất bạn cần phải thực hiện là back up nó để phòng những trường hợp không hay có thể xảy ra.


sudo cp /boot/grub/menu.lst /boot/grub/menu-backup.lst

Mở Startup Manager của bạn, đây là nơi bạn có thể thay đổi timeout, số lượng kernel entry được giữ và hiển thị hay ẩn màn hình.



3. Cấu hình tường lửa

Nếu bạn quan tâm đến vấn đề bảo mật, khi đó bạn cần phải kích hoạt tính năng tường lửa và ngăn chặn bất cứ sự truy cập bất hợp pháp nào vào máy tính của mình.

UFW được cài đặt mặc định nhưng nếu bạn cần một giao diện đồ họa, hãy cài đặt GUFW.

sudo apt-get install gufw


Một lựa chọn khác ngoài GUFW là Firestarter, đây là một ứng dụng đơn giản nhưng rất mạnh,cho phép bạn kiểm tra lưu lượng.

sudo apt-get install firestarter

4. Wine

Wine là một ứng dụng xếp vào loại “phải có” cho những ai không thể sống mà không có các ứng dụng Windows của họ, nó cho phép bạn cài đặt ứng dụng Windows trong máy tính Ubuntu và chạy chúng giống như các ứng dụng Windows nguyên bản.

sudo apt-get install wine

Khi đã cài đặt Wine, bạn cần phải nhớ chạy cấu hình (Applications -> Wine -> Configure Wine) trước khi cài đặt ứng dụng Windows ưa thích của mình.

5. Ubuntu-Restricted-extras

Có trường hợp nào bạn không thể nghe được các file nhạc MP3 không? Không thể xem các đoạn video trên Youtube không? Đừng lo lắng gì, tất cả những gì bạn cần thực hiện ở đây là cài đặt gói ubuntu-restricted-extras và nó sẽ cài đặt tất cả các files/codec cần thiết cho bạn. Một số ứng dụng phổ dụng trong gói như MP3 codec, Adobe Flash player, Java runtime và Microsoft core fonts.

sudo apt-get install ubuntu-restricted-extras

6. Ubuntu Tweak

Ubuntu Tweak cho phép bạn điều chỉnh các thiết lập hệ thống của bạn. Bạn có thể cài đặt các ứng dụng mới, tuỳ chỉnh các thiết lập desktop của bạn, cấu hình các ứng dụng khởi động, thay đổi sự liên kết kiểu file hệ thống và nhiều điều chỉnh khác nữa.


Để cài đặt Ubuntu Tweak, hãy mở các file sources.list của bạn


gksu gedit /etc/apt/sources.list

Chèn các dòng dưới đây vào cuối file. Lưu và đóng.

deb http://ppa.launchpad.net/tualatrix/ubuntu jaunty main

deb-src http://ppa.launchpad.net/tualatrix/ubuntu jaunty main

Trong terminal, cập nhật thư mục lưu trữ và cài đặt Ubuntu Tweak

sudo apt-get update

sudo apt-get install ubuntu-tweak

7. VLC

Sau khi thử vài media player, chẳng hạn như Totem và MPlayer, chúng tôi nhận thấy VLC là thứ bạn cần thiết hơn cả để có thể chạy nhiều kiểu định dạng file.

sudo apt-get install vlc

8. Gnome Do

Gnome Do là một ứng dụng nhỏ cho phép bạn tìm kiếm và thực hiện những thứ nhanh hơn và hiệu quả hơn trong máy tính Ubuntu. Nó cũng giống như QuickSilver trong Mac và Launchy trong Windows. Với những ai chưa từng sử dụng Gnome Do từ trước, sẽ cần một chút thời gian để học cách sử dụng nó. Tuy nhiên, khi bạn đã làm chủ được ứng dụng này thì chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất nhiều điều thú vị với nó.

Gnome Do cũng đi kèm với một giao diện dock để bạn có thể sử dụng nó giống như bất kỳ các dock khác.

sudo apt-get install gnome-do

9. Hiệu ứng đẹp mắt.

Một số người thích có những hiệu ứng đẹp mắt trên máy tính của họ trong khi một số khác lại chỉ muốn có một desktop ở mức độ tối thiểu nhất. Nếu bạn thuộc về nhóm trước, thì đây là một số ứng dụng có thể cài đặt và làm đẹp cho máy tính của bạn.

* CompizConfigSettingsManager: Bộ quản lý cấu hình cho Compiz. Bên trong bạn có thể tìm thấy rất nhiều hiệu ứng desktop thú vị.
* Avant Windows Navigator, Cairo dock - Mac OSX style dock cho desktop
* conky, GKrellM - hiển thị thiết lập hệ thống trên desktop.

4 nhận xét:

  1. Thằng ubuntu này
    - đc cái máy mình ko cần cài thêm vlc vẫn nghe đc nhạc, xem film (mặc dù lúc sau vẫn cài vlc để còn xem phụ đề , còn nghe nhạc chuyển sang chơi rymthbox).
    - giao diện có vẻ đẹp hơn, với kiểu font chữ đậm, nhìn sướng mất
     
    Nhưng 
    - Kiêu kiểu vista ->ghét : tắt máy lại còn hỏi có tắt ko.
    - Chạy rần rật (gi gi) 
     
    Cuối cùng hôm nào rảnh cài lại em 8.10 vì mình cần nhanh chóng là chính. 

    Trả lờiXóa
  2. em có thấy gì đâu nhỉ? Nó vẫn chạy phằm phằm mà.
    @loc8meng2: Đề nghị trích rõ nguồn khi copy bài viết nhá ! Bài này tôi đọc giống với ở quản trị mạng quá >?

    Trả lờiXóa
  3. Thằng UBUNTU 9.04 nó đếch hỗ trợ card màn hình của mình, chẳng dùng được hiệu ứng gì. Cơ mà thích cái font chữ nhìn rõ của nó, quay lại UNBUNTU 8.04 sợ nhìn mờ mắt mất. Thôi thi hi sinh mấy cái hiệu ứng có sao.
    À mà firefox cho UBUNTU thì vẫn dở ẹc, chẳng có gì thay đổi cả, dùng chán ơi là chán

    Trả lờiXóa
  4. Mình đang dùng Ubuntu 10.10 thấy dùng bản 9.04 cứ khó chịu kiểu ji` ấy =))

    Trả lờiXóa

Pằng pằng pằng......

Ngày 21/10 (thứ 6) là sinh nhật em.Nhưng do em và nhiều bác hôm đấy bận.Nên quyết định tổ chức trước 1 ngày.Tức là vào ngày mai,thứ 5,20/10....