Mấy bài này Copyleft bên HEDSPI.NET :) tuy nhiên có sửa chữa 1 số chỗ cho xuôi tai, hi vọng giúp anh em phần nào phần đọc hiểu các bài 本文 sau mỗi tuần học tập căng thẳng ... Mọi ý kiến đóng góp xin Comment !
第 1 課 : たとえる
Có những khi bận tối tăm mặt mũi, người ta muốn được càng nhiều người giúp đỡ càng tốt. Những lúc đó, trong tiếng Nhật thường nói ví rằng "đến tay mèo cũng muốn mượn". Tất nhiên dù cho có mèo giúp sức đi chăng nữa thì cũng chẳng dám nghĩ là sẽ đỡ hơn được gì, chỉ là cứ muốn thốt ra cái gì đó nên người ta mới nói như vậy.
Một ví dụ khác, chẳng hạn khi muốn nói ý rằng "nhà tôi có một cái sân, nhưng nhỏ thôi", người ta cũng sử dụng "mèo" và nói là "có một cái sân bằng trán mèo". Mèo cũng có trán to trán nhỏ cho nên nói thế mà để con mèo nào hiểu tiếng Nhật nghe được chắc sẽ bảo là bất lịch sự mà nổi quạu mất.
Những cách nói tiện lợi dùng "mèo" để ví von thì vẫn còn nhiều, nhưng có lẽ ko có cái nào hay bằng "đem vàng cho mèo". Vàng thỏi là đơn vị tiền tệ thời xưa, nên nếu là bây giờ thì nói "đem mười ngàn yên cho mèo" chắc mọi người sẽ hiểu chứ nhỉ. Chẳng hạn đối với những người có từ điển đắt tiền nhưng chẳng dùng gì cả mà chỉ xếp trên giá sách thì ta nói "đúng là đem vàng cho mèo".
Ko chỉ có mèo mà cả những con vật đã sống cùng với con người từ xưa như ngựa, bò, chó cũng được sử dụng trong rất nhiều cách nói. Trong lời ăn tiếng nói ở đất nước các bạn có những cách nói giống như "tay mèo", "trán mèo" hay "đem vàng cho mèo" ko? Nếu có thì nhất định hãy giới thiệu cho mọi người biết nhé.
第 4 課 : あきれる
Tàu điện hàng ngày giống như là một phòng học mà ở đó tôi có thể hiểu về người Nhật một cách sâu sắc. Khi vừa mới đến Nhật, trên xe điện chật ních người vào buổi sáng tôi mới biết được tại sao người Nhật lại có khả năng chịu đựng đến kinh ngạc hay vào buổi tối cũng kinh ngạc không kém khi có cơ hội nhìn thấy một người đi làm về vừa ngủ trên ghế vừa bốc mùi rượu nồng nặc.
Hôm trước, có một người mẹ trẻ, trang điểm rất đẹp dẫn hai đứa con tầm 3, 4 tuổi lên xe. Bọn trẻ vừa gào to: "Chỗ này, chỗ này" vừa bám lấy ghế. Rồi ngay lập tức cởi giày, trèo lên ghế và bắt đầu nghịch ngợm. Những bà mẹ thỉnh thoảng cũng nhắc nhở "Ngừng lại đi con" hay " Không được! Ngồi yên nào!" nhưng thực ra chỉ là nhắc nhở lấy lệ vậy thôi chứ họ còn mải say mê buôn chuyện với nhau. Nếu như bọn trẻ nghịch ngợm, gây ồn quá mức thì họ lấy từ túi xách ra kẹo hay nước hoa quả đưa cho bọn trẻ. Bọn trẻ chỉ khi đó mới trở nên ngoan ngoãn chút xíu. Nhưng mà vỏ hộp hay giấy vụn lại bị vứt rất bừa bãi. Còn các bà mẹ thì vẫn miệt mài buôn chuyện. Nửa đường có một cụ già mang theo hành lí rất nặng lên xe. Thế nhưng họ lại không đứng lên nhường chỗ, thật là thất vọng!
Cứ xem tình hình này thì trong các bà mẹ trẻ tuổi ở Nhật Bản có nhiều người còn giống như trẻ con. Trước khi đến Nhật, tôi đã được nghe nhiều về việc người Nhật rất biết cách xử sự nhưng thật ra là như thế này sao? Tôi rất yêu đất nước Nhật Bản. Vì thế khi nhìn những bà mẹ như thế này hay cách chăm sóc con cái của họ, tôi thực sự cảm thấy hơi ái ngại!
第 6 課 : あそぶ
Tôi nghe nói có một cuốn sách đang được bán với tên gọi "Đạo Pachinko". Tuy Pachinko chỉ là một trò chơi giải trí trong những khi rảnh rỗi nhưng nó lại đang được gọi như là Hoa Đạo hay là Trà Đạo. Trong văn hoá của Nhật Bản thì từ xưa đã có những thứ được gọi là Đạo gì đó và những giá trị truyền thống của nó vẫn được coi trọng cho tới nay. Trong thế giới thể thao cũng vậy, cũng có Nhu Đạo và Kiếm Đạo. Những người theo học một đạo gì đó cần bỏ thời gian cho những việc có vẻ như có thể thực hiện một cách đơn giản như : sắp xếp hoa, thưởng thức trà hay vui thú cùng thể thao, và họ cũng phải tự trang bị cho mình những luật lệ cũng như hình thức của Đạo đó.
Có một người đã nói với tôi rằng:" Pachinko không đơn thuần chỉ là để giết thời gian. Vì nghĩ rằng chuyện thắng thua chính là do chính một tay của mình mà thôi nên đã trở lên ham mê nó", rồi sau đó kể cho tôi nghe câu chuyện như thế này:" Mặc dù là do một tay của mình nhưng chơi giỏi hay chơi kém thì không phải chỉ có phụ thuộc vào kĩ thuật, mà ngay cả đến cách giữ vững tâm lý cũng là cả một vấn đề. Ta vừa phải khổ sở, đau đầu để nắm bắt được những kĩ thuật cao vừa phải trưởng thành cả về mặt tinh thần. Khi những kĩ thuật đã nắm bắt được cùng với tâm thế khi chơi trở thành một khối thống nhất như vậy thì sẽ có thể thắng Pachinko". Nghe xong câu chuyện đó, tôi đã nghĩ đúng là như vậy nhỉ. Việc có thể bố trí những bông hoa thật đẹp cũng như việc có thể thực sự tận hưởng trà hay là chiến thắng trong thể thao cũng vậy, đều chính là cách nghĩ khi kĩ thuật cùng với tinh thần đã trở lên hợp nhất làm một.
Với cách nghĩ như thế thì cũng sẽ có những người sử dụng những từ như là:"PC Đạo" hay là " Game Đạo ". Tuy nhiên, hễ cứ thử nghĩ nhiều sẽ thấy rằng cách nghĩ này phải chăng là hơi quá thực dụng. Nếu cứ nghĩ như thế này, thì ngay đến những cái việc đơn giản, tất cả cũng sẽ trở thành một thứ Đạo gì đó mất. Mọi thứ mà đều được làm bằng cả lòng nhiệt thành thì đều tốt nhưng lúc nào cũng chỉ nghĩ không gì khác ngoài những hình thức và luật lệ thì cái chuyện dược gọi là "vui chơi thực sự" chắc có lẽ sẽ biến mất. Và tôi nghĩ rằng:" Đôi khi chúng ta hãy thử chơi đùa bằng tâm hồn tự do mà quên đi mọi thứ xung quanh giống như khi còn thơ bé thì đó thực sự là điều cần thiết
第7課 : いう
Hằng ngày, tôi phải trả 500 yên tiền vé cho mỗi chuyến tàu tốc hành. Có hơi đắt một chút nhưng vào những ngày oi bức nóng nức không thể chịu được cảnh chen lấn xô đẩy hay sau một ngày rất mệt mỏi vì phải làm thêm giờ, tôi cứ tưởng tượng như là mình vừa uống một cốc cà phê và vô tình bước lên xe.
Khi lên tàu, lúc nào cũng có những chuyện khiến tôi phải bận tâm đến. Một thông báo được nhắc đi nhắc lại nhiều lần: "Trên chuyến tàu này, toàn bộ đều là ghế chỉ định. Hành khách nào không có vé thì không được lên tàu". Không phải là cách dùng kính ngữ sai mà cũng không phải là cách nói thất lễ. Ngữ pháp đúng, giọng nói thì nhẹ nhàng, dễ nghe. Nhưng mà tôi cứ có cảm giác như mình bị ra lệnh: "Đã được cho lên tàu rồi thì phải mua vé đi!". Tự nhủ chẳng lẽ họ không thể nói được những câu nhã nhặn kiểu như: "Trước khi lên tàu, xin quý khách hãy mua vé" hay sao?
Một lần ở đâu đó, khi đọc một bức thư gửi cho tòa soạn của một bà mẹ trẻ kể rằng: "Những từ ngữ nói chuyện với bọn trẻ như "Không được để thừa lại thức ăn!", "Không được nghịch ngợm như thế!", hoặc là "Xem ti vi thì phải cách xa thêm một chút rồi hãy xem!", trong suốt cả ngày chỉ toàn là những câu mệnh lệnh và cấm đoán", tôi đã suy nghĩ phải chăng đúng là như vậy? Chắc chắn là phải nhắc nhở bọn trẻ nhưng nếu lời nhắc nhở từ các bà mẹ là " Ăn nhiều thì sẽ mau lớn đấy con yêu" hay như "Nếu mà xem ti vi gần sẽ hại mắt đấy" thì bọn trẻ sẽ cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc của mẹ ở trong đó.
Nếu muốn nói nhẹ nhàng khi nghe thấy "~làm đi nhé" thì nói "~ làm đi nhé" cũng sẽ truyền tải được sự nhẹ nhàng trong lời nói. Ở trường học chúng ta được dạy hán tự, ngữ pháp hay ý nghĩa của từ nhưng cách sử dụng từ ngữ đó hay kĩ năng truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình thì lại không được dạy. Đó là những từ ngữ, lời nói thể hiện suy nghĩ bản thân về đối tượng giao tiếp và cách sử dụng chúng thế nào cho phù hợp. Lên tàu tốc hành mà lúc nào tôi cũng phải suy nghĩ về điều đó.
第 8課 : かざる
Mọi người nói chung có lẽ không ai là không bị ảnh hưởng bởi vẻ ngoài. Chẳng hạn như khi một ga cũ trở nên đẹp đẽ thì phục trang và diện mạo của những người đi tàu cũng hoàn toàn thay đổi theo.Tuy đồng phục của bệnh viện đã được quyết định dùng màu trắng tinh khiết nhưng gần đây,cảm nhận của người đi khám bệnh đã thay đổi khiến cho nhiều nơi sử dụng màu màu xanh của nước hay màu hồng thanh nhã.
Nói đến vẻ bề ngoài,trong việc bầu cử tổng thống của Mĩ,việc có người cao ráo đã giành chiến thắng là một câu chuyện có thật.Đây cũng là một câu chuyện của nước Mĩ , có một tường đại học đã thử tiến hành một cuộc điều tra, trong số những người đã tốt nghiệp,làm một phép so sánh giứa những người cao với những người lùn xem ai có mức lương cao hơn và đã họ thu thập được thông tin khó có thể tin được.Đó chính là những người cao ráo có được cái nhìn honaf hảo hơn,có lẽ được tín nhiệm một cách dễ dàng hơn.Đó có lẽ không phải là một dẫn chưng tốt cho việc tín nhiệm qua dáng vẻ ngoài.
Ngoài ra,theo suy nghĩ về dáng vẻ bên ngoài của nhũng người Nhật thường xuyên sủ dụng danh thiếp có ghi rõ tên công ty cũng như là chức vụ,từ những người lần đầu tiên được giới thiệu, trên danh thiếp giới thiệu nếu như có ghi tên của một công ty nổi tiếng thì cũng đủ cho người ta thấy an tâm hơn,nếu bề ngang của danh thiếp có ghi rõ chức vụ của trưởng phòng thì sẽ đảm bảo sự tín nhiệm hơn nữa.
Tuy việc dùng diện mạo để đánh giá,phán đoán 1 người dù đã được nói đến rất nhiều nhưng trên thực tế việc chỉ dung cách đấy để nhìn nhận 1 người là rất nhiều.Đương nhiên từ ngày xưa đã nói rằng "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" thật sự rất quan trọng.Dù cho bạn có trang điểm cho vẻ ngoài hợp mốt đến mức nào đi nữa mà không có vẻ đẹp bên trong thì không có ý nghĩa gì.Tuy nhiên,do có người nhờ trở thành giám đốc mà trở nên tuyệt vời hơn trước mà xem thường diện mạo bên ngoài là không thể.Lí tưởng nhất vẫn là vừa có vẻ bề ngoài đẹp nhưng đồng thời cũng phải nỗ lực để có vẻ đẹp bên trong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét